Công trình xanh (CTX) và hệ thống đánh giá CTX tại Việt Nam (phần 1)

Năm 1980, Uỷ ban Bảo tồn thiên nhiên Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn Trái đất/ World Conservation Strategy” nói rõ “Bền vững là mắt xích không thể tách rời với phát triển”. Năm 1991, 3 tổ chức quốc tế (IUCN/UNEP/WWI) công bố văn kiện “Chăm lo cho Trái đất: Một chiến lược vì sự tồn tại bền vững/ (Cayring for the earth: A strategy for sustainable living)”. Năm 1992: Hội nghị Môi trường và Phát triển của LHQ tại Brasil ký kết “Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu / (UN Framework Convention on Climate Change)”. Trong hoàn cảnh đó phong trào “Công trình Xanh/ Green Buildings” ra đời do nhận thức được nguyên nhân chủ yếu gây ra Biến đổi khí hậu (BĐKH) là việc xây dựng các công trình trong đô thị. Năm 1990 – 1995, Công trình Xanh (CTX) xuất hiện đầu tiên ở Anh và Mỹ chỉ được ví như một làn sóng (The Wave), đến năm 2000 đã lan tỏa trên 100 quốc gia, và được gọi là Cuộc cách mạng (Green Building Revolution) trong lĩnh vực xây dựng [1].

Tại Hội nghị thượng đỉnh COP 21 Paris, 12/2015 các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên công nhận “CTX phải và sẽ là một phần giải pháp cho BĐKH / Green Buildings must and will be part of the solution to climate change”.

CTX là những tòa nhà được xây dựng thân thiện, hòa hợp với thiên nhiên, bảo tồn được hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên, giảm nhiều nhất tiêu thụ năng lượng hóa thạch, sử dụng tài nguyên một cách khôn ngoan, hiệu quả và nhờ đó tạo môi trường sống tốt nhất cho con người và mọi loài sinh vật.

CTX tại nhiều nước là một phong trào tự nguyện và “Chứng chỉ CTX” sẽ được cấp cho các tòa nhà đạt được đủ số điểm theo Hệ thống đánh giá CTX (Green Building Rating System) của nước mình. “Chứng chỉ CTX” không phải là giải thưởng, mà là sự tôn vinh của xã hội đối với người thiết kế, xây dựng tòa nhà. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 30 Hệ thống đánh giá CTX khác nhau, với các Tiêu chí cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, khí hậu,… của nước mình. Báo cáo năm 2015/2016 của Hội đồng CTX thế giới (World GBC) xác nhận Hội đồng CTX các nước đã cấp chứng chỉ CTX cho các công trình với tổng diện tích 1,04 tỷ m2, bằng 10 lần diện tích thành phố Paris. World GBC cũng quyết tâm thực hiện mục tiêu đầy tham vọng: tất cả các tòa nhà không Cacbon vào năm 2050 (All buildings are net zerocarbone by 2050).

Khi được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ xây dựng Hệ thống đánh giá CTX Việt Nam [4], chúng tôi đã tham khảo các Hệ thống đánh giá của nhiều quốc gia, nhưng đặc biệt quan tâm Hệ thống đánh giá LEED của Mỹ (tập trung vào 5 lĩnh vực chính nói trên) và Hệ thống “Green Mark” của Singapore (có các tiêu chí gắn với khí hậu nhiệt đới gần xích đạo).

Hình 2. Ba phương án tổ hợp không gian và giá trị OTTV

Dưới đây xin nêu một số nhận xét về các Hệ thống Tiêu chí CTX thế giới.

(1) Trong tất cả các Hệ thống tiêu chí đánh giá CTX các nước, sự quan tâm giữa các lĩnh vực như sau:

  • Năng lượng và phát thải vào khí quyển (Energy & Atmosphere) luôn được quan tâm hàng đầu. Tỷ lệ điểm chiếm 35% – 40%, thậm chí tới 62% (BCA GM, Singapore). Tiêu chí CTX Việt Nam đề xuất 45%;
  • Sự quan tâm tiếp theo là Địa điểm bền vững. Tỷ lệ điểm theo LEED là 26%. Tiêu chí CTX Việt Nam đề xuất 22%;
  • Các lĩnh vực còn lại thường chiếm 10 – 15% số điểm;
  • Một số Hệ thống tiêu chí đưa thêm mục “Quản lý tòa nhà” do CTX chỉ được cấp Chứng chỉ chính thức sau khi tòa nhà đã sử dụng khoảng 2 năm;
  • Nhiều Hệ thống đánh giá tính thêm điểm “Sáng tạo trong thiết kế” từ 5 – 10%.

(2) Các nước phát triển rất quan tâm chất lượng môi trường, thường yêu cầu có thiết bị quan trắc không khí ngoài và trong nhà. Tiêu chí LEED còn có yêu cầu sau khi hoàn thành xây dựng, phải thổi 4.500 m3 không khí qua 1m2 sàn.

(3) Duy nhất hệ thống BCA GM Singapore là có các tiêu chí xét đến khí hậu nhiệt đới, ví dụ tính điểm cho công trình thông gió tự nhiên (TGTN).
Mối quan hệ giữa Công trình xanh và Kiến trúc xanh – Tiêu chí Kiến trúc xanh của Hội KTS Việt Nam

Có thể nói: CTX là kết quả của KTX.

Theo Tạp chí kiến trúc VN

*Phạm Đức Nguyên
Uỷ viên Hội đồng KTX, Hội KTS Việt Nam

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2019)

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo
1. Jerry Yudelson. Green Building A to Z. New Society Publishers. 2007.
2. Ken Yeang. The Skyscraper bioclimatically considered. Great Britain, 1996.
3. Nikken Sekkei. “The Green Buildings of Nikken Sekkei. Architecture in Japan”.
Tokyo, Nhật bản năm 2000
4. Đề tài NCKH Bộ Xây dựng. Phạm Đức Nguyên chủ nhiệm và Các chuyên gia Hội MTXD Việt Nam. Hệ thống tiêu chí đánh giá CTX Việt Nam, 2014
5. Phạm Đức Nguyên. Phát triển kiến trúc bền vững, Kiến trúc xanh ở Việt Nam. NXB Tri thức, 2012, 2015, 2017

 

Bản đồ chỉ đường:

Language »